Phong cách nội thất Japandi – Thi vị mới giữa cuộc sống hối hả
Hiện này, khi xu hướng thiết kế Bắc Âu đang dần trở nên quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Khi đó, phong cách Japandi trở thành ngôi sao sáng giữa vùng trời Scandinavian bão hòa. Hãy cùng N.U Design tìm hiểu phong cách này là gì và lý do nó được ưa chuộng nhé.
Nội dung phong cách Japandi
Japandi Collection
1. Japandi – tối giản nhưng không nhàm chán
2. Nội thất dung dị
Sự đối lập của hai nền văn hóa Đông Tây khiến nội thất Japandi có sự khác biệt. Bởi nội thất Scandinavian thường được làm từ gỗ sáng khiến không gian trở nên sang trọng. Ngược lại, sự tao nhã đến từ đồ gỗ được sơn, phủ lại nằm ở phong cách Nhật Bản. Nội thất trong Japandi hài hòa, thiên hướng về sự đơn giản, công năng và điểm nhấn trong gam màu.
Phong cách Nhật Bản sẽ hạn chế những nét vuốt không chút khuyết điểm của Scandinavian. Đồng thời, thêm vào đó những đường cong, lồi lõm tạo cảm giác chân thực hơn. Bên cạnh đó, đường nét không quá thanh mảnh gợi lên sự bình dị và phóng khoáng. Chất liệu như vải gỗ hay đất sét thường được giữ nguyên bản nhằm tôn vinh vẻ thuần khiết, dung dị và tự nhiên. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về chất liệu khi chọn đồ nội thất dưới đây:
Đối với đồ nội thất
- Song mây
- Cành liễu gai
- Mía
- Gỗ (óc chó, cây sên, teak)
- Cây tre
- Bông gòn (vải lanh, bông hoặc hỗn hợp lanh)
Đối với hàng dệt may
- Vải lanh hữu cơ
- Cotton chải hữu cơ
- Muslin bông hữu cơ
- Nhung
Đối với trang trí
- Vải lanh hữu cơ
- Cotton chải hữu cơ
- Muslin bông hữu cơ
- Nhung
3. Không gian đơn thuần
Phong cách Japandi không sử dụng nhiều đồ nội thất nhằm đảm bảo sự thông thoáng. Không khó để nhận thấy được sự nhẹ nhàng và bình dị phủ khắp không nơi đây. Từng góc phòng đều thấm đẫm nghệ thuật trà đạo. Bước vào một không gian Japandi, thứ ta cảm nhận được là sự bình yên, thuần khiết từ quan điểm mỹ học nơi xứ sở hoa anh đào. Đó là sự trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn và không trọn vẹn. Ba thứ không này vốn là ba đặc điểm hiển nhiên của vạn vật. Thời gian trôi đi, vạn vật tuy tàn phai hao mòn nhưng lại tích lũy khí chất. Vẻ đẹp cốt lõi của sự sống, của thời gian và là vẻ đẹp không gì có thể sánh bằng.
Bằng tất cả đam mê và cảm quan, các KTS hết mình rót đầy sự đơn thuần vào trong ly nước tạp niệm bằng những kiệt tác Japandi nhẹ nhàng tinh khiết.
4. Tone màu thanh lịch
Bảng màu tông đất gột tả lên khí chất điềm đạm của Japandi style. Dùng màu trung tính như kem, ô liu, be và đỏ gạch để không gian thêm phần lịch lãm. Trang trí Japandi phần lớn dựa trên sự tương phản. Tường màu trắng đục hoặc trắng ấm và thêm đồ nội thất tương phản như tủ màu đậm. Tường trắng còn giúp không gian thêm sạch sẽ và tạo cảm giác tinh khiết. Hoặc là đặt chiếc bàn làm việc tối màu cạnh tường màu sáng để tạo sự tương phản hoàn hảo
Tone màu điềm đạm
Bảng màu khí chất
5. Hoa văn tinh tế
Sử dụng hoa văn một cách tinh tế sẽ khiến không gian japandi thêm bớt đi những đơn điệu nhàm chán. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng để tránh tình trạng rối mắt. Một số hoa văn điển hình phù hợp với phong cách japandi như:
Ví dụ
- Asanoha (lá cây gai dầu)
- Shippō (bảy báu vật)
- Kanoko (nâu vàng)
- Mameshibori (đậu ép)
- Yabane / Yagasuri (lông vũ)
- Seigaiha (sóng đại dương xanh)
6. Japandi – Đem bình yên về không gian nội thất
Sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông Tây khai phá không gian và đưa kiến trúc nội thất lên một tầm cao mới. Mang sự bình yên vô thường nơi xứ sở hoa anh đào vào trong sự đơn nguyên hiện đại nơi Bắc Âu mát lạnh. Không ồn ào cũng chẳng vội vã, Japandi rất thích hợp cho những người theo chủ nghĩa tối giản và ấm áp. Để có được một không gian như mơ ước, còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay đến N.U design để được tư vấn nhé.